DANH MỤC SẢN PHẨM
THIẾT BỊ NÂNG HẠ, CẦU NÂNG Ô TÔ
PHỤ TÙNG Ô TÔ, ỐC CamBer
DỤNG CỤ KIM KHÍ ĐỒ TOOLS
ĐỒ NGHỀ VÁ VỎ, LÀM VỎ LỐP Ô TÔ XE MÁY
MÁY BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG
TRẠM SẠC- THIẾT BỊ XE ĐIỆN
DỤNG CỤ TOOLS BETA
THIẾT BỊ KIỂM ĐỊNH Ô TÔ
MÁY CHUẨN ĐOÁN LỖI Ô TÔ
THIẾT BỊ ĐIỆN- ĐIỆN LẠNH
DUNG DỊCH RỬA XE KHÔNG CHẠM
THIẾT BỊ MÁY GẦM Ô TÔ
THIẾT BỊ ĐỒNG SƠN Ô TÔ, PHÒNG SẤY SƠN Ô TÔ
MÁY HÀN GIẬT TÔN, MÁY HÀN RÚT TÔN
THIẾT BỊ MÂM VỎ Ô TÔ
THIẾT BỊ ĐẠI TU PHỤC HÔI TIỆN LÁNG PHANH
THIẾT BỊ LÀM SẠCH
DỤNG CỤ ĐỒ NGHỀ TOOLS
THIẾT BỊ KHÍ NÉN
SÚNG VẶN ỐC BULONG
THIẾT BỊ RỬA XE Ô TÔ
THIẾT BỊ BÔI TRƠN
MÁY RA VÀO LỐP XE
THIẾT BỊ SẠC ÁC QUY VÀ ĐỀ KHỞI ĐỘNG
THIẾT BỊ THỦY LỰC NÂNG HẠ NHỎ
KÍCH CÁ SẤU- MỄ KÊ
DẦU NHỚT ENOES
THIẾT BỊ DỤNG CỤ CƠ KHÍ
Thiết bị vệ sinh công nghiệp
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang online: 18
Đã online: 1,787,631
Hướng dẫn cách lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ
Cầu nâng ô tô 2 trụ là 1 trong những thiết bị nâng hạ thiết yếu mà bạn cần phải có trong 1 gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Cầu nâng ô tô 2 trụ có chức năng nâng hạ xe ô tô lên xuống giúp cho người thợ dễ dàng kiểm tra cũng như sửa chữa hệ thống gầm xe ô tô. Nhưng đối với 1 số cá nhân mới vốn đầu tư còn hạn chế nên thường chọn mua cầu nâng ô tô 2 trụ cũ đã qua sử dụng. Khi chọn mua cầu nang ô tô 2 trụ đã qua sử dụng sẽ tiết kiệm chi phi rất nhiều nhưng ngược lại chúng ta không nắm rõ về thông số kỹ thuật của từng loại cau nang oto 2 tru nên việc lắp đặt cầu nâng sẽ rất khó khăn.
Cách lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn cách lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ có cổng và không cổng.
1. Xác định vị trí lắp đặt
Để lắp đặt cầu nâng 2 trụ các bạn cần quan tâm đến các yếu tố kích thước nhà xưởng sau đây để vừa tiết kiệm diện tích cũng như lắp đặt 1 cách thẩm mỹ cao.
Diện tích tối thiểu để lắp đặt cầu nâng 2 trụ theo tiêu chuẩn sửa chữa ( R x D ): 4 x 7 m.
Tâm móng cầu phải cách nhau 2870 mm và cách tường 1000 mm đối với cột đặt mô tơ và 800 mm cho cột còn lại.
Bản vẽ móng Cầu Nâng Ô Tô 2 Trụ
2. Làm nền móng
Sau khi xác định vị trí lắp cầu nâng tiếp đến các bạn đào 2 hố móng với kích thước 1 x 1 x 1 m và 2 tâm cách nhau 2870 mm
Theo tiêu chuẩn các nhà sản xuất cầu nâng ô tô 2 trụ diện tích 2 hố móng là: 0.6 m3 nhưng thông thường mọi người làm luôn 1 m3 cho an toàn ( tốn kém vật liệu xây dựng )
Đào móng xong tiến hành đổ bê tông theo tiêu chuẩn MAC P250
Lưu ý: đổ 1 lớp từ đáy lên mặt không được đổ nhiều lớp; bê tông 2 bên móng phải đồng phẳng; đánh dấu 2 vị trí tâm móng
Đối với móng cầu ở ngoài trời không có mái che thì các bạn đợi từ 7 - 9 ngày cho bê tông khô mới tiến hành lắp cầu nâng
Đối với móng cầu trong nhà có mái che thì phải đợi từ 10 - 15 ngày mới được lắp cầu.
Trường hợp để rút ngắn thời gian chờ đợi các bạn có thể sử dụng thêm phụ gia đông kết nhanh cho vào vê tông trướt khi đố xưởng móng.
3. Lắp đặt
Sau khi bê tông đã khô các bạn cho dựng 2 trụ cầu nâng hiệu chỉnh lại sau cho đúng tâm móng đã xác định ban đầu (khi khoan bê tông không có hiện tượng vón cục lại với nhau )
Dùng mũi khoan 16 mm khoan 12 lỗ để bắt tắc kê ( nở )
Đóng tắc kê
Vệ sinh 2 ty ben
Vô mỡ bò 2 bên các khóa hãm ( lock )
Cân cáp và thử tải.
Quy trình sử dụng và vận hành cầu nâng 2 trụ – cầu nâng 2 trụ
Đối với thợ sửa chữa thì việc vận hành một chiếc cầu nâng 2 trụ thường rất đơn giản tuy nhiên để cầu nâng hoạt động ổn định và có độ an toàn cao đối với người không chuyên thì cần thiết phải tìm hiểu sơ qua cầu nâng 2 trụ liberty và kiểm tra và bảo trì thường xuyên để tránh các sai sót hay rủi ro trong quá trình vận hành và sử dụng :
Khi vận hành cầu nâng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Kiểm tra cầu nâng thường xuyên, nếu phát hiện các bộ phận trên cầu bị lỗi hay hư hỏng thì tuyệt đối không được vận hành cầu.
2. Không được nâng quá tải trọng cho phép của cầu, chúng tôi có ghi rõ thông số tải trọng của cầu trên tấm đề can được đóng trên cầu.
3. Khuyến cáo những người được đào tạo sử dụng mới được vận hành cầu nâng
4. Khi có người trong xe tuyệt đối không được vận hành cầu nâng, hoặc trong quá trình nâng phải đứng ngoài 2 trụ cầu.
5. Trước khi nâng cầu cần chú ý đặt các tay nâng vào đúng vị trí trên thân xe, khi cầu nâng tới mức cần thiết thì phải đóng khóa an toàn.
6. Mỗi dòng xe có trọng tâm xe khác nhau , trước khi sửa chữa có thể xe đã được tháo một trong các bộ phận nào đó nên sẽ làm thay đổi trọng tâm của xe, chính vì vậy cần cẩn trọng trong việc đặt tay nâng vào những vị trí phù hợp.
7. Trước khi hạ xe xuống cần chú ý mở khóa an toàn và từ từ hạ xe xuống đồng thời chú ý bên dưới gầm xe không có người và vật thể .
8. Sau khi xe hạ xuống phải đưa tay nâng về vị trí ban đầu để đưa xe ra ngoài an toàn.
Hướng dẫn quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ
I. Quy trình nâng xe
1. Kiểm tra vật cản trước khi chạy xe lên cầu
2. Hạ cầu xuống vị trí thấp nhất
3. Kéo tay nâng về vị trí gần nhất
4. Đưa tay nâng song song vuông góc mặt phẳng cầu
5. Đưa xe vào giữa 2 trụ
6. Tiến hành kéo tay nâng và đúng vị trí sao cho xe được cân bằng nhất sau đó chốt lại tay nâng.
7. Vận hành cầu cho tay nâng đi lên tiếp xúc với thân xe, qua trình nâng xe cả 4 tay nâng đều lên cùng lúc.
8. Tiến hành nâng xe từ từ trong những thời gian đầu để đàm bảo xe đã được gá cân bằng, sau đó cho cầu lên bình thường cho tới độ cao cần thiết.
9. Nhất nút cho cầu xuống một chút sau đó khóa an toàn sẽ tự động khóa lại va giữ cho cầu ở vị trí cố định, lúc này đảm bảo cho bạn bảo dưỡng và sửa chữa xe một cách an toàn.
Lưu ý khi nâng xe ô tô:
+ Nếu trong quá trình tạo khóa an toàn mà chúng không tự đóng hay chỉ có một khóa đóng thì bạn thử nâng cầu lên một chút và làm lại, hoặc bạn cần căng lại dây cáp của cầu nâng
+ Trước khi nâng xe ô tô lên bạn cần chú ý các đầu nối và ống thủy lực phải được kín và không bị rò rỉ , nếu phát hiện bạn không được nâng xe lên hay khắc phục chúng để nâng xe được an toàn.
+ Khi bạn nâng xe lên cao mà cần tháo một chi tiết nào đó lớn trên xe làm cho trọng tâm xe thay đổi thì bắt buộc phải tìm thêm thiết bị phụ trợ kê thân xe để đảm bảo an toàn.
II. Quy trình hạ xe
Kiểm tra và dọn sạch các dụng cụ, vật cản trở đang ở dưới gầm xe
Nhấn nút nâng, nâng xe lên khoảng 5-7cm
Giật dây cao áp (hoặc cần mở cóc hãm cơ khí) ở 2 bên trụ cầu ra hoàn toàn
Nhấn nút hạ (cần xả dầu) để hạ đến điểm thấp nhất
Đưa các tay nâng trở về vị trí song song với thân xe
Lái xe ra khỏi khu vực cầu
Chú ý: Khi hết giờ làm việc, phải nâng tay cầu lên cách mặt đất 50cm để tránh hư hỏng thiết bị khi lưới điện bị đảo pha (đối với cầu nâng dùng điện 3 pha)
Quy trình bảo dưỡng định kỳ cầu nâng 2 trụ
– Lau chùi sạch sẽ cau nang 2 tru hàng ngày sau khi hết giờ làm việc
– Kiểm tra, tra dầu vào xích tải tại 2 đầu xilanh hàng tuần, tra mỡ vào các cơ cấu dẫn hướng trong 2 cột, puly và các cơ cấu ma sát khác
– Kiểm tra cáp cân bằng và các ốc hãm hàng tháng
– Thay dầu thủy lực hàng để đảm bảo độ nhớt của dầu
Các bài viết khác
- Các Thiết Bị Kiểm Định Cho Xưởng Đóng Thùng Xe Ô Tô Tải Theo Nghị Định 116 – Đáp Ứng Đầy Đủ Yêu Cầu Pháp Lý 2025 (17/05/2025)
- Máy Rửa Xe Áp Lực Cao - Giải Pháp Vệ Sinh Hiệu Quả Cho Mọi Nhu Cầu Cuộc Sống (19/03/2025)
- Giới thiệu trạm sạc xe ô tô điện Beny tại Việt Nam (18/03/2025)
- Chi Phí Dự Toán Để Lắp Trạm Sạc Ô Tô Điện Tại Việt Nam Năm 2025 (12/03/2025)
- Xu thế kinh doanh trạm sạc ô tô điện Tại Việt Nam năm 2025 (11/03/2025)